PHẬT GIÁO ÚC CHÂU Trụ sở Giáo Hội: Chùa Trúc Lâm, 11-15 Winspear Ave, Bankstown, NSW 2200. Tel: +61.02. 97086339 ; Mobile: 0422 310 225. Australia. Website: www.phatgiaoucchau.com. Email: giaohoiucchau@gmail.com.
KẾT NỐI CÙNG PGUC
THƯ MỤC TÁC GIẢ
KHÁCH VIẾNG THĂM
100,000

Tu Viện Vạn Hạnh, Canberra, Úc Châu (Khai Sơn & Viện Trưởng : HT Thích Quảng Ba, Báo cáo sinh hoạt tu học từ 2015-2019)

30 Tháng Mười 20192:12 CH(Xem: 7983)
Tu Viện Vạn Hạnh, Canberra, Úc Châu (Khai Sơn & Viện Trưởng : HT Thích Quảng Ba, Báo cáo sinh hoạt tu học từ 2015-2019)

TU VIỆN VẠN HẠNH

Tu Viện Trưởng: Hòa Thượng Thích Quảng Ba
Phó Hội Chủ Giáo Hội
Thành Viên Hội Đồng Giáo Phẩm
Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự
32 Archibald St, LYNEHAM, ACT 2602
Tel: 02.62575517; 0412.224553
Email: thichquangba@gmail.com



1-    Mở đầu: Chúng tôi, TK T. Quảng Ba, do có sự thỉnh cầu của vài gia đình Phật tử mới biết sau lần thăm Canberra đầu tiên 14/11/1983 [do chùa Phước Huệ thu xếp, chỉ mới 12 ngày sau khi định cư đến Úc diện nhân đạo, tri ân sự bảo trợ dù không tốn kém gì của Tổng Hội PGVN Úc Đại Lợi], và có vài lời khuyến khích của Ngài Hội Chủ Tổng Hội, dịp về làm lễ Cầu An đầu năm [18/1 Giáp Tý, CN 19/2/1984] tại Griffin Centre, Canberra City, cho chừng 25-30 cư dân Việt, đa số là tỵ nạn đến từ Lào, Việt và chưa là Phật tử, nên chúng tôi đã chấp nhận thử thách ‘về Canberra lập Chùa’ quá cam go nầy [không kém bất trắc mấy, so với lần đầu tháng 9/1976, khi từ quê Bình Định về thăm VHĐ, được Ngài Quảng Độ và Huyền Quang khuyến khích đi nhận trông coi GH Phú Bổn, vốn đã bị Thầy Chánh Đại Diện trước 1975 bỏ trống nhiệm sở theo đoàn di tản QK2 từ Kotum chạy ngang qua đây; khi mình đến nhận tháng 10/1976, với 2 pháp đệ Nguyên Tú và Viên Lý, thì cơ sở, đất đai, chùa chiền, trường học .. .của GH Phú Bổn sắp bị NNCS trưng thu, Phật tử không còn quá 3-4 người!?!? Số phận chăng?].

 

2-    Gầy dựng: Sau 2-3 tháng tìm kiếm khó khăn, xem qua hơn 40 nhà, đến tháng 4/1984, mới có cặp chồng Tiệp vợ Phi đồng ý cho thuê căn nhà số 33 Archibald St, Lyneham để làm nơi tu niệm, được cho mời vài Phật tử đến tu học, tạm đặt tên Tu viện Vạn Hạnh, chùa Việt Nam thứ 7 trên đất Úc [chỉ là tạm để chờ duyên lành từ từ hội tụ để xây chùa chính, nhưng do gặp nhiều chướng ngại khác nhau, Chùa đã phải di chuyển thêm 5 lần đến các căn nhà thuê/ mua khác quanh vùng Canberra Inner North nữa]. Qua hơn 5 năm đầu, mãi đến khi xây được Tu viện Vạn Hạnh, tháng 4/1989 dọn vào, thì Thầy trò Vạn Hạnh đã phải dọn Chùa tổng cộng 7 lần. Và căn nhà đầu tiên đặt tên TV Vạn Hạnh [lấy chí nguyện Dân Tộc-Đạo Pháp của Quốc sư Vạn Hạnh làm gương sáng] ấy, xây trên lô đất 16,650sqm thuê vĩnh viễn $0.10/năm của Department of Territories, từ 7/1987 [nhưng đến 6/2013 GH Canberra đã mua hẳn title], mới chỉ là dự án đầu tiên trong 16 đồ án lớn nhỏ, đã tiếp tục xây xong từ 1992 đến nay, gần 30 năm qua. Đến nay, 6/2020, GH Canberra, tuy thành lập được pháp lý độc lập và sơ khỏi gầy dựng chùa viện từ hơn 36 năm trước, vẫn đang còn 4 đồ án chót, nhưng lớn nhất: Chánh Điện, Bảo Tháp, Học viện & Thư viện, là chưa xây xong, đang còn dở dang; cộng với số nợ cũ khá lớn, vẫn tiếp tục trả nhiều năm sắp tới, như đã trả gần chục triệu suốt 32 năm qua.

 

Nhưng, nếu chỉ tính riêng, -số Tăng Ni mà VH đã giúp nhận về xuất gia, y chỉ hay bảo trợ đến Úc từ khắp nơi, -số thuyền nhân Đông dương được VH nhọc công bảo trợ đến Canberra, -số chuyến/ngày hoằng pháp của VH trong Úc và hải ngoại, -số công tác & tài khoản từ thiện lớn nhỏ VH đã làm được cho Úc & khắp nơi, -số tác động và đóng góp được cho sự phục hoạt GNPGVNTN, và nhân quyền, tự do dân chủ … cho VN mà VH đã liên lỉ, kiên trì thực hiện được, -số ảnh hưởng của PG nói chung, và PGVN nói riêng, VH đã đóng góp mở mang được cho xứ Úc & hải ngoại, -số người Úc-Việt-sắc tộc nhờ nổ lực của tập thể thầy trò VH giúp đỡ mà hướng đến Phật pháp, … tuy không đáng là bao so với tất cả những gì thấy được đã diễn tiến, biến đổi trên đất Úc 40 năm qua, nhưng thực tế là vượt qua rất xa các ước mong, đòi hỏi mà ai đó có thể toan tính được, nhất là trong điều kiện y báo, chánh báo quá hạn chế tại địa phương Canberra.

 

3-    Tham gia các Giáo  Hội: Lướt qua những gì đã làm hơn 36 năm qua, những Phật sự chung/riêng mà Tu viện Vạn Hạnh đã tham gia hay tổ chức: sơ khởi, từ thời Tổng Hội PGVN Úc đại lợi, vốn chính thức thành lập đầu 1983 [tại Đại Hội Khoáng Đại của TH nầy vào 7/1987, trong trách nhiệm Trưởng Ban Tu Chính Nội Quy, chúng tôi đề xướng đổi tên TH thành Giáo Hội PGVN Thống Nhất tại UĐL-TTL, và tuy gặp nhiều bất đồng trong phần thảo luận, nhưng cuối cùng cũng đã thuyết phục được hầu hết Đại biểu bỏ phiếu đồng thuận với đề xuất nầy, thế là trong khắp vài trăm cở sở PGVN có mặt khắp Hải ngoại năm ấy 1987, tức sau 15 năm lưu vong, Úc là nơi có tổ chức PGVN đầu tiên xác nhận lập trường, lý tưởng nương theo tinh thần và truyền thống Đạo Pháp-Dân Tộc của GHPGVNTN quê nhà làm tiêu hướng chủ đạo để hành hoạt cho GH tại Úc], cá nhân chúng tôi chính thức tham gia TH nầy từ 15/11/1983, ngày nhận bổ nhiệm vai trò Chánh Văn Phòng Tổng Hội và TVT Cư Sĩ-Thanh Niên, đến giữa 1995, là thời điểm cơ chế GH vừa nhắc, tuy mới vận hành chỉ được 3 nhiệm kỳ: 1983-1987, 1987-1991 và 1991-1995, bỗng gặp chướng duyên quá lớn nên GH ấy đã tê liệt, không thể tồn tại được. Nên lần nữa, đại đa số chư Tôn đức khắp nơi đã chung tay đồng lòng tái lập cơ chế mới, từ tháng 9/1999, lấy tên là Giáo Hội PGVN Thống Nhất Hải Ngoại tại UĐL-TTL, thì Tu viện Vạn Hạnh lần nữa, là một trong mười mấy tự viện đầu tiên đóng vai thành viên sáng lập ra Giáo Hội chúng ta ngày nay.

 

Suốt 5 nhiệm kỳ qua, 1999 đến 2019, Tu viện Vạn Hạnh vẫn kiên trì duy trì tư cách là một thành viên tự viện, cùng với 4-7 (tùy năm) thành viên Tăng Ni, cho và trong GH nầy, và đã liên tục cùng nhau [42 Tự viện khác, con số tại Đại hội kỳ VI, tháng 9/2019] đóng góp vào sự phát triển, hòa hợp, hưng thịnh của nền PGVN tại Úc trong mọi phương diện, mọi công tác.

 

Nhưng, cần lưu tâm, theo Hiến Chương và trong thực tế, cơ chế Giáo Hội ở đây, hoàn toàn không là cơ chế chỉ đạo hay tập quyền, mà GH ở đây tự giới hạn mình trong vai trò khiêm tốn là liên kết và điều hợp một số ít các hoạt động chung giữa các Thành viên [như: An cư, Khóa tu học, giới đàn, từ thiện v.v.., nếu có thành viên nào cần/muốn tham gia; hoàn toàn không có tính cưỡng chế, chỉ khi cần và chỉ khi có thể [luôn phải có sự đồng thuận chung cho từng sự kiện; không bất cứ ai, dù với chức danh gì], được chuyên quyền và thao túng]. GH Canberra & Tăng đoàn Vạn Hạnh, y như tất cả thành viên Tự viện và Tăng Ni khác, do vậy, qua Hiến Chương-Nội Quy, lý tất, chưa từng đồng ý để cơ chế GH chung được đan xen vào trách nhiệm tự quản, và vào quyền tự lập của bất cứ thành viên nào về: hành chánh, pháp lý, tài chánh, nhân sự, cung cách và chương trình hoằng pháp…, cũng như quyền và trách nhiệm tổ chức Phật sự tại địa phương và khắp nơi, đúng theo tinh thần Giới Luật xưa nay, và theo các điều khoản hiện hành của luật pháp Úc.

 

4-    Vài hoạt động chính: Về phần tại địa phương Canberra, suốt tháng 2/1984, hơn 36 năm qua, hay nếu chỉ tính trong nhiệm kỳ 5, 2015-2019, Giáo Hội PGVN Thống Nhất Hải Ngoại tại thủ đô Canberra & VPC [The United Vietnamese Buddhist Congregation of Canberra & Surrounding Districts, Inc., từ 2000 có ABN là 20.648.948.015], cùng các đơn vị hoạt động như: [a] Tu viện Vạn Hạnh, cùng các nhóm sinh hoạt trực thuộc, như [b] Vạn Hạnh Sangha [Tăng đoàn Vạn Hạnh, bao gồm Viện Trưởng và các Tăng Ni thường trụ tại Vạn Hạnh], [c] Australian Buddhist Relief [Cơ quan Cứu Tế PG Úc châu], [d] Australian Budhist Press [Cơ quan Truyền Thông PG Úc châu], [e] Sakyamuni Buddhist Centre, [f] Karuna Vegie House, [g] Rahula Community Lodge, [h] Nirvana-Van Lang NRAS Village, [i] Ban Xã Hội- Từ Thiện, [j] Ban Hộ Niệm VH, [k] Đạo Tràng Tu Học Vạn Hạnh, v.v.. đã tùy duyên, hoặc rất thường xuyên/định kỳ, các nhóm khác hoặc chỉ là bất định kỳ, nhưng tất cả đều đã [dưới đây chỉ là bản liệt kê giản lược một số trong khá nhiều hoạt động suốt 4 năm theo nhiệm kỳ V của GH, chỉ là viết theo trí nhớ ngắn hạn, không chiếu theo sổ sách lưu trữ, nên có lẽ chỉ phản ảnh chừng 50-60% thực tế] cố gắng:

 

[a] Duy trì bồi đắp mối quan hệ hài hòa, tương kính giữa 2 giới Tăng-Tục, Xuất gia-Tại gia, Đạo-Đời … sao cho ngày càng gần gũi, đạo tình gắn kết;

 

[b] Khuyến khích mọi người tinh tấn tham dự tu học nghiêm túc qua khóa lễ dài 3 giờ đều đặn mỗi sáng Chủ Nhật [có từ 20-50 Phật tử trong những tuần bình thường; lên đến số 50-100 trong mấy ngày Chuyên Tu/năm hay các kỳ giỗ Tổ & vía Phật, Bồ Tát, hay đến vài ba trăm Phật tử đến dự các Đại Lễ Vu Lan, Phật Đản thường niên; đông đảo nhất vẫn là đêm đón Giao Thừa, luôn có trên số nghìn cư dân Canberra và Đồng hương Việt-Hoa … từ 5pm đến quá nửa đêm, luân phiên đến viếng Chùa, tham dự thanh trai & văn nghệ, thưởng ngoạn múa Lân, đốt pháo, nhận quà, hái lộc, v.v..]: 20p Lễ Vạn Phật sám hối-thù ân, 40p học/giảng Kinh [hiện đang học Pháp Cú, mỗi buổi 4-6 câu, song song 2 bản dịch: Pali-Việt & Phạn/Hán-Việt], 60p tụng kinh Đại Thừa, Niệm Phật Hồi hướng… [25 năm qua, đạo tràng luân phiên tụng nhiều lần các bộ: Ma ha Bát Nhã, Niết Bàn, Bảo Tích, Pháp Hoa, v.v…], giờ còn lại: bài giảng & thông tin Phật sự, Tiến linh/ tuần thất, và thọ trai chung…

 

[c] Nỗ lực hoằng pháp ra xã hội Úc, khi có điều kiện thuận hợp: Đi thăm các Trường/ Nhóm/ Hội, hay cho các nhóm học sinh cấp 1-2-3 từ nhiều trường công, hay tư, tại ACT hay NSW, đến viếng chùa nghe pháp, hỏi đạo, v.v...

 

[d] Bảo trợ các kỳ Hội Nghị Thường Niên của Australian Sangha Association [Hội Đồng Tăng Già Úc châu], cả tổ chức đoàn chư Tăng Ni khất thực tại Gamera Place, Civic…

 

[e] Ứng phó các pháp sự tang-tế cho Đồng hương Việt Nam & Đạo hữu sắc tộc, tại Canberra & Tiểu bang khi được yêu cầu;

 

[f] Mở rộng các công tác từ thiện- cứu tế- xã hội vùng Canberra & quê nhà,

 

[g] Ban Bảo Trợ trường kỳ ủng hộ quỹ đời sống cho mấy trăm Tăng Ni sinh Trung Cấp PH Nguyên Thiều, Bình Định; ủng hộ các Phật sự của các Tổ đình/Chùa-Viện ở quê nhà; cúng dường quý Ngài cao Tăng, lão Ni khi bệnh yếu, viên tịch, v.v...

 

[h] Đón tiếp nhiều đoàn/nhóm khách Đồng hương liên bang hay hải ngoại đến thăm, vài đoàn xin lưu trú lại một vài hôm; tổ chức chiếu phim, hội thảo bầu cử, lễ Tri ân Cựu Thủ tướng Malcolm Fraser, v.v...

 

[i] Cho phép các nhóm Phật tử Vipassana, Bhutan, v.v... sử dụng các Hội trường, Phật điện, Tăng xá, và nhiều tiện nghi khác mà Vạn Hạnh có, để họ tổ chức các giờ tu học, thiền tọa, tụng niệm… cho nhóm họ, luôn cả bảo trợ cư trú ngắn hạn cho nhiều Sư Tăng, Cư sĩ từ chính quốc đến hoằng pháp, chúc phước, biểu diễn nghi lễ và văn hóa cổ  truyền, vv.v…[36 năm qua, VH đã giúp nhiều nhóm Phật tử sơ khởi gầy dựng hoạt động, đều mượn cơ sở của Vạn Hạnh, như các Nhóm Tibet: Gelupa, Red Tara, Sakya, Ningma, Sri Lanka, Thailand, Taiwan, v.v..., nhờ đây các nhóm từ từ phát triển lên, tiến đến mở Hội, lập Chùa, thỉnh Tăng sang trụ trì hoằng pháp theo tông phái, ngôn ngữ gốc của nhóm mình];

 

[j] Tham gia nhiều Phật sự quốc tế: Lễ Vesak Liên Hiệp Quốc do International Council for UN Day of Vesak, Bangkok; nhiều Khoáng đại và Hội nghị của International Buddhist Congregation, Delhi [Co-President], của International Therevada Buddhist Conference tại Mandalay-Mayanmar, của Vajrayana International Conference ở Thimphu-Bhutan; tham dự Tang lễ Tăng Thống Bangladesh ở Chittagong, v.v…

 

[k] Nhận lời mời đến hoằng pháp & tham dự Phật sự tại nhiều Chùa thuộc các GH hải ngoại ở Âu-Mỹ-Á châu như: Về Nguồn-Hiệp Kỵ Lịch đại Tổ sư 2016, Ottawa-Canada; Tôn chứng Giới Đàn Quán Thông, Chùa Viên Giác, Đức, 3/2018; hay tham dự các Tang lễ: HT Thích Minh Tâm, Paris; HT Thích Tịnh Hạnh, Taiwan; HT Thích Minh Tuyền, Tokyo, v.v...

 

[l] Tổ chức các cuộc hành hương cho nhiều Tăng Ni, Phật tử các nước, đồng thời tham dự thuyết trình Đại hội PG Kim Cang Thừa, tại Bhutan, Myanmar, Thái… đầu năm 2019;

 

[m] Nhận trách nhiệm tổ chức các Khóa An cư [3,12, 15] hay các Khóa Tu học của Giáo Hội Úc Châu [5,14 và 19], 2 khóa sau với 550 và 740 Tăng Ni Phật tử xa gần về tham dự;

 

[n] Quyên góp, tham gia và hướng dẫn các phái đoàn cứu tế Động đất Nepal 2015, Bush Fire 2019 tại NSW, v.v…

 

[o] Nhận thiết tiểu giới đàn truyền Sa di cho vài chúng Điệu các Chùa huynh đệ, và cung thỉnh Thập sư về VH truyền Thập Thiện giới cho gần 40 Phật tử Canberra & các nơi;

 

[p] Tổ chức chuyến thăm Việt Nam, đầu tiên sau 33.5 năm rời VN [15/3/1983], dài 17 ngày, từ 11-27/9/2016, để: [1] dự Húy Kỵ Bổn sư và [2] phổ tiến Tổ Tiên, Phụ Mẫu, … đều tại Tổ đình Hưng Long, [3] cùng 14 Tăng-Ni-Phật tử Úc & Việt Nam, thuê xe đi viếng  thăm và chiêm bái #170: hơn 40 Tổ đình, hơn 100 chùa-viện, 10+ Trường TCPH & Học Viện, hơn mấy chục Bảo Tháp Tổ Sư & viếng thăm 5-7 chục quý Ngài Cao Tăng/Cao Ni, … tại 20 tỉnh thành, từ Huế vào đến Bình Dương-Saigon, Đồng Nai, Long Thành-Bà Rịa, suốt khắp các tỉnh duyên hải Trung phần & Cao nguyên, trừ Lâm Đồng. May mắn, cả có hẹn và không hẹn, đã đến hầu thăm được chư Tôn túc lãnh đạo GHPGVNTN, như: Quý Ngài Đệ ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, TLHT Thích Trí Quang, quý Ngài giáo phẩm cao cấp của GHPGVNTN: HT Thích Thiện Hạnh, HT Thích Tuệ Sỹ, HT Thích Viên Định, HT Thích Nhật Ban, HT Thích Không Tánh, HT Thích Đồng Tu, HT Thích Tâm Trí, HT Thích Minh Chiếu, v.v… và nhiều Trưởng Lão trong Tông môn, hay một số quý Ngài Cao Tăng & Pháp Hữu khác: quý Ngài TL Thích Thiện Duyên, HT Thích Phước Sơn, quý HT ở Huế tình thân như HT Hải Ấn, HT Khế Chơn, HT Thanh Đàm, HT Trí Tựu, v.v.. May mắn lần chót được hội kiến các Ngài, vốn không bao lâu sau đó đã viên tịch: Ni Trưởng TN Tâm Hoa, TLHT Thích Thiện Bình, TLHT Thích Như Ý, HT Thích Trung Hậu, … 

 

[q] Tiếp tục bảo lãnh để gia tăng số Chúng thường trú tại Tu viện Vạn Hạnh: 4 năm qua đã nhận thêm quý ĐĐ Đạo Tuyên, 9/2019, ĐĐ Đạo Trì, 7/2017, các Sư Cô Đạo Minh, Đạo Hiền 11/2017, Sc Đạo Nghĩa 9/2018. Hiện tại Tu viện có 3 TK Tăng & 9 TK Ni. Với tất cả Tăng Ni, tu sinh, tập sự và công quả dài hạn, Tu viện chu cấp tứ sự, đời sống, đi lại, bảo hiểm, luôn cả học phí ngoại điển, hướng dẫn tu trì & học tập nội điển; 

 

[r] Tiếp tục bảo tồn truyền thống Thiền Môn PGVN qua việc tổ chức An cư Cấm túc Nội viện 8-9 tuần [2 tháng] mỗi năm, từ sau Phật đản đến trước Vu Lan, mỗi ngày Tăng chúng nghiêm túc hành trì, từ 4.45am đến 10pm, gần giống chương trình An cư tại các Tổ đình nhỏ ở quê nhà trước 1975: 5am công phu sáng [luân phiên hàng tuần tụng Lăng nghiêm 4/7, Đại Bi sám pháp t.5, Quy Sơn Cảnh sách t.4; Kinh Di Giáo t.3]; 6.15am tiểu thực có tụng Bát Đại Nhân Giác và nghe Kinh Trung A Hàm, trước và sau bữa; 8.30am học Anh văn; 11.45am cúng Quá Đường, 3pm lễ tụng Sám Pháp [Thủy Sám & Lương Hoàng], tuần 5 lần: 5.30pm dược thực; 7pm Giờ học Kinh-Luật-Luận [nghỉ thứ Năm & CN].


TV Vạn Hạnh 1

 

5-    Xây cất Cơ sở:

[a] Giai đoạn 2015-2019: Nhờ xin ký được Agreement 5+3 năm từ 2010 với Bộ Di Trú để nhận Phật tử công quả từ VN qua giúp hoàn thành số việc dở dang [giữa 2008-2010 chỉ xây được 30% Chánh điện, 25% Bảo Tháp, 10% Thư viện và Học viện; sau đó kẹt tài chánh, phải ngưng 5 năm, đến giữa 2015, tuyển dụng Minh Kiên lo đưa các đợt công quả qua, giám sát công trường, xây tiếp 4.5 năm, đến cuối 2919 phải ngưng, không rõ bao lâu, vì lại cạn tài chánh]. Tại  tháng 11/2019, khi tạm nghỉ: 4 công trình theo thứ tự trên, đã xong: CĐ 80%, BT 80%, HV 30%, TV vẫn 10%.

[b] Giai đoạn 2021-2023: Khi thuận duyên đến, sẽ cố gắng hoàn tất 4 công trình chính đang dở dang, tại Vạn Hạnh; và sau đó, là các công trình phụ, nhưng lần lượt vẫn phải làm, ưu tiên 1 là nâng cấp Cư Xá Rahula, mở rộng thêm 400-800sqm, sẽ tốn $2-3mil; và nhiều hạng mục nhỏ hơn, ít tốn hơn [có thể chỉ từ 1/2 đến 4/5 trăm nghìn mỗi hạng mục, tùy theo cách làm], như:

[1] Đổ concrete hay bitumen [bỏ màu xanh lá cây rừng, xanh thẫm] nơi tất cả parking lots,

[2] Nới rộng drive-way hiện tại rộng 4.5m thành 6m, xe chạy ra vô được 2 lanes an toàn,

[3] Lót gạch toàn bộ sân bãi, trừ những nơi định làm sân cỏ, hồ đường đi bộ, v.v..;

[4] Xây bờ thành bao bọc 3 phía tả, hữu và hậu lô đất, cao 2.3m, có hoa văn nhẹ, kín vừa, gắn trụ cắm cờ và đèn đá hay hoa sen, bắt điện chạy theo 4 bên, bên trong bờ thành xây bồn cách chân tường 80cm, để trồng các loại hoa, kiểng, rau quả, trái, …tùy đoạn;

[5] Thiết kế đèn chiếu sáng và hệ thống nước cứu hỏa trên toàn lô đất,

[6] Thiết kế & xây dựng khu vườn tượng & cảnh quan xung quanh Centenary Bell Tower, và World Peace Pagoda;

[7] Đặt làm các phù điêu/ tượng đài/ bia-biểu, v.v… bằng đá & gỗ, để gắn quanh 3 mặt của Bảo Tháp Hòa Bình, và những nơi khác, theo các chủ đề đã định;

[8] Hoàn tất ít nhất 2-3 nhà kho, để thu xếp những vật dụng linh tinh gọn gàng, vào.

[9] Gắn trang thiết bị cho Thư viện để di chuyển hơn 25,000 đầu kinh sách [Anh-Việt-Hoa] đang có [tiếp tục bổ túc mỗi quý/tháng], sớm hệ thống hóa theo tiêu chuẩn public library,  để xin phép hoạt động;

[10] Tiến hành thí điểm Buddhahood-Giác Tánh Monastic College từ 1-2 năm sau Khánh thành [thỉnh Giáo thọ + Ban Điều hành + tuyển sinh khắp nơi, với học bổng 50%-95%];

[11] Trong 1-3 năm sau khi công trình chính xong, gắng đầu tư nguồn nhiệt lượng sạch [có battery] đủ mức tự cấp cho tiêu dùng, nhằm tiết kiệm phần nào cho $70,000/ bill điện-gas mỗi năm;

[12] Đang và sẽ có nhu cầu ngày càng lớn từ cộng đồng VN & Phật tử đa sắc tộc, để Canberra cần lập một Female Ordained Monastics Convent & một Avalokitesvara Retirement Village, nhưng sẽ là rất khó khăn để ai đó khởi sự, vì phí tổn rất cao & nhiều khó khăn trong điều hành, nên GH Canberra cần phải cầu nguyện chí thành trước, thật lâu, mới mong tìm nguồn đối tác cho một khởi sự suôn sẻ. Nếu giả sử có thể xả thân nhọc sức làm được, thì tất cả cũng chỉ là để “đản hữu lợi ích, vô bất hưng sùng” trong lâu dài cho mọi người, cho cộng đồng, thêm phần làm cho Tam Bảo được trường tồn, chứ hoàn toàn không là sở hữu riêng cho cá nhân nào, dù là trong hay ngoài Tăng đoàn Vạn Hạnh, vì như phát nguyện 36.5 năm qua, Thầy trò chúng tôi [có lúc lên đến 30, hay hơn, cả Tăng, tục], ai cũng đang và sẽ sống theo thanh quy ‘đồng quân’, theo môn phong cũ ‘thanh bần thủ đạo’, không ai có dù chỉ một niệm ngã sở và ngã ái, vì ai cũng đã quán chiếu được rất rõ, là thọ mạng riêng của mỗi người đều chỉ là rất ngắn ngủi, phù du, chỉ có thiểu dục, tri túc, tàm-quý và làm gì cũng cố tránh mọi cơ hiềm như pháp, theo lời Phật Tổ dạy, mới có thể giúp chúng ta sống được một đời an lạc và hữu ích;

 

[13-14-15, v.v…] Xin tạm ngưng, dù còn nhiều mục, vì đã đủ dài cho Kỷ Yếu.

Kính chúc toàn thể chư Tôn Giáo Phẩm GH tại Úc, quý Huynh Đệ Tăng Ni GH nhà và các GH bạn, trong nước và khắp nơi hải ngoại, ai nấy cũng sẽ vững tay chèo chống ‘tâm an, thân lạc’ trước thế cuộc đảo điên, đạo tình thiếu vắng.

 

Nam Mô Thế Tự Tại Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

Canberra 2/6/2020.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
KẾT NỐI CÙNG PGUC